thiết bị thí nghiệm, bể rửa siêu âm, tủ sấy, tủ ấm, bể ổn nhiệt, máy ly tâm, lò nung, máy đục gỗ, máy cắt khắc cnc, máy đục tượng

  •    Giới thiệu

Lịch sử & truyền thống


Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam nay là Công ty TNHH một thành viên Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc (tên viết tắt: VMSN)

Cách đây 65 năm, sau 2 ngày Hải Phòng được giải phóng, vào ngày 15/5/1955, ngành Bảo đảm hàng hải đã tiếp nhận từ tay người Pháp 2 ngọn hải đăng lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ đó là Hải đăng Long Châu và hải đăng Hòn Dấu. Ngày ấy đã đi vào lịch sử và tiềm thức của mỗi CBCNV Bảo đảm hàng hải và trở thành Ngày truyền thống của Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam.

1. Thời kỳ từ năm 1955 - 1964:

Ngày ấy “Ty Hoa Đăng” (tức là Hoa tiêu và Hải đăng là tiền thân của Bảo đảm ATHH Việt Nam) đã phải lập tức tìm tòi, học hỏi và dựa vào những người quản đăng cũ để phục hồi hệ thống đèn biển, phao và tiêu báo hiệu dẫn luồng vào cảng Hải Phòng; phương tiện đi lại chỉ bằng thuyền nan, nhưng những người công nhân đèn biển vẫn vươn lên làm chủ công việc, giúp đỡ nhau biết đọc, biết viết rồi nắm vững các kiến thức về đèn biển, về phao tiêu báo hiệu dẫn đường cho các con tàu trong và ngoài nước ra vào các cảng biển miền Bắc an toàn.

Thành tích đó của những người công nhân quản lý, vận hành đèn biển đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và đại diện cho những người công nhân tiêu biểu nhất thời kỳ bấy giờ của ngành Hàng hải là đồng chí Phùng Văn Bằng đã được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động.

2. Thời kỳ tư năm 1965 - 1975:

Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, các đèn biển, cửa biển, luồng tàu đều là mục tiêu đánh phá của giặc nhằm cô lập Việt Nam với bạn bè quốc tế, đồng thời chặn đường chi viện của hậu phương lớn với chiến trường miền Nam.

Chiến tranh bước vào những tháng ngày ác liệt, khó khăn thêm chồng chất. Với quyết tâm mở luồng, thông tuyến, chống phong tỏa bằng thủy lôi của địch đảm bảo an toàn cho công tác vận tải đường biển, những người công nhân quản đăng đều trở thành những chiến sỹ. Những khẩu hiệu thể hiện ý chí kiên cường, sắt đá của người công nhân gác đèn biển như: “Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng”, hoặc “Ra đi mang nặng lời thề, thủy lôi chưa sạch chưa về quê hương”. Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể, thể hiện tinh thần dũng cảm, bất khuất trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường biển. Có những người như công nhân Lê Văn Lợi đã 2 lần được tập thể làm “Lễ truy điệu sống” trước khi lái tàu đi phá thủy lôi để mở đường thông tuyến chống phong tỏa của giặc Mỹ. Ba cô gái: Huệ, Kim, Vây ở tổ trinh sát Hoàng Châu-Cát Hải đã hiên ngang dũng cảm đếm từng quả thủy lôi do do quân đội Mỹ thả phong tỏa và đánh dấu chúng trên hải đồ để giao cho đồng đội đi rà phá đảm bảo thông luồng. Các phân đội rà phá thủy lôi của Ty bảo đảm hàng hải như: Phân đội Lê Mã Lương, phân đội Quyết Thắng-đã ra quân là đánh thắng.

Hàng đêm, công nhân luồng dùng đèn pin biến mình thành “đăng tiêu sống” để dẫn luồng cho tàu tránh được thủy lôi nổ. Công nhân đảo đèn Long Châu (sống trên diện tích chưa đầy 1 km2)đã phải chiến đấu 238 trận với 5 nghìn tấn bom đạn dội xuống đảo nhưng vẫn sáng. Đảo đèn Hòn Dáu bị đánh 116 trận, đèn chính bị đánh sập, nhưng chỉ trong vòng 24 giờ ngọn đèn Hải Đăng tạm thời đã lại chớp sáng để chỉ dẫn tàu ra vào cảng Hải Phòng.

Cùng với các đơn vị bạn trong ngành Đường biển, Bảo đảm ATHH Việt Nam cùng nhân dân miền Bắc và cả nước đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đối với các cửa biển, luồng vào các cảng biển của miền Bắc, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã giành được thắng lợi rực rỡ; Quan sát đánh dấu được 6.798 quả thủy lôi; Rà phá nổ 1.098 quả thủy lôi; Tháo gỡ 18 quả.

Trong cuộc chiến không cân sức đó, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã có 2 liệt sỹ hy sinh trong lúc trực tiếp rà phá thủy lôi của địch, 10 liệt sỹ hy sinh trong lúc đang quan sát thủy lôi, 13 thương binh trong rà phá; 3 ca-nô bị đánh chìm, 10 tàu phá lôi bị hư hỏng.

Tiêu biểu trong thời kỳ này là “Trạm đèn biển Long Châu Anh hùng Lao động” và “Tiểu đoàn tự vệ Ty Bảo đảm hàng hải Anh hùng” đã được Nhà nước phong tặng và 18 Huân, Huy chương các loại, cùng cờ thi đua của Chính phủ, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Quân khu 3 tặng cờ Quyết thắng. Sau này, Bảo đảm ATHH Việt Nam được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật công trình phá thủy lôi từ tính và bom từ trường bảo đảm giao thông (1967-1972) do Chủ tịch nước trao tặng cùng với một số cá nhân được tặng bằng khen.

3. Thời kỳ từ năm 1976 - 1989:

Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nước nhà thống nhất. Nhưng với BĐATHHVN đây là thời kỳ cực kỳ khó khăn. Nhiều đèn biển, trạm quản lý, nhà làm việc, các phao tiêu báo hiệu bị đánh phá, cơ sở hạ tầng bị hư hại và xuống cấp nặng nề. Trong khi đó nhiệm vụ của Bảo đảm ATHH Việt Nam lại tăng lên rất nhiều do tiếp quản các cơ sở hạ tầng phía Nam sau ngày giải phòng. Cơ sở vật chất BĐHH vừa lạc hậu, vừa xuống cấp nghiêm trọng do phải gánh chịu hậu quả của cuộc chiến tranh lâu dài và cơ chế bao cấp, trong khi kinh phí nhà nước cấp có hạn không đủ chi.

Điểm nổi bật của thời kỳ này là tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ vươn lên, từng bước phục hồi, sửa chữa, tận dụng tìm kiếm lắp ráp các trang thiết bị báo hiệu cũ đưa chúng vào phục vụ hoạt động đảm bảo an toàn hàng hải cả nước. Thời kỳ này, Bảo đảm ATHH Việt Nam có hàng trăm sáng kiến cải tiến hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi tiêu cho ngân sách hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, công tác an toàn hàng hải được giữ vững, không xảy ra trường hợp tai nạn nào do thiếu báo hiệu gây ra.

Để ghi nhận thành tích của Bảo đảm ATHH Việt Nam thời kỳ này, Nhà nước đã tuyên dương “Trạm luồng biển Nam Triệu” (luồng dẫn vào cảng Hải Phòng) là đơn vị Anh hùng Lao động và một số tập thể của Bảo đảm ATHH Việt Nam được tặng thưởng 3 huân chương các loại.

4. Thời kỳ từ năm 1990 - 1994:(Huân chương lao động Hạng Ba – năm 1995)

Đây là thời kỳ đầu của cơ chế thị trường nhưng Bảo đảm ATHH Việt Nam đã nhanh chóng bắt nhịp với cơ chế mới. Doanh nghiệp chuyển từ mô hình hành chính sự nghiệp sang mô hình sự nghiệp kinh tế. Với cơ chế mới, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng BĐATHH, đầu tư xây dựng thêm nhiều đèn biển, hệ thống báo hiệu dẫn luồng. BĐHH đã tích cực tham gia Chương trình Biển Đông-Hải đảo theo tinh thần Chỉ thị 399/TTg ngày 05/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 06/5/1993 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế biển. BĐATHH đã tham gia khảo sát, thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các đèn biển ở khu vực Biển Đông-Trường Sa như: đèn biển Song Tử Tây, đèn biển Đá Tây, đèn biển Đá Lát, các đèn ở khu vực DK nhằm hỗ trợ hành hải cho các tầu thuyền trên vùng biển Trường Sa và khu vực dầu khí Vũng Tàu, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia và đảm bảo an ninh trên biển.

Để đánh giá và ghi nhận thành tích của tập thể CBCNV của ngành Bảo đảm ATHH Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã khen thưởng cho các tập thể và cá nhân: BĐATHHVN Huân chương Độc lập hạng Ba; 02 Huân chương Lao động Hạng 3 cho tập thể đảo đèn Thanh Niên và Xí nghiệp Xây dựng công trình; 01 Huân chương Lao động Hạng 3 cho đồng chí Giám đốc;

Ngoài ra còn nhiều tập thể và cá nhân của Bảo đảm ATHH Việt Nam được tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Ngoài việc tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng Bảo đảm ATHH Việt Nam còn thiếu và yếu do hậu quả của nhiều năm chiến tranh và cơ chế bao cấp, Bảo đảm ATHH Việt Nam còn quan tâm tới việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tận dụng sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới đang được áp dụng cho lĩnh vực báo hiệu hàng hải trong lĩnh vực báo hiệu hàng hải. Giai đoạn này đánh dấu bước ngoặt phát triển trong quan hệ hợp tác quốc tế của Bảo đảm ATHH Việt Nam: Bảo đảm ATHH Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Báo hiệu hàng hải quốc tế (IALA) và đã thiết lập mối quan hệ với nhiều tổ chức hàng hải của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Chính những bước đi ban đầu này đã là tiền đề cho giai đoạn phát triển nhanh chóng và bền vững sau này.

5. Thời kỳ 1995 - 2004:

Đây là 1 trong những thời kỳ phát triển của Bảo đảm ATHH Việt Nam, luôn hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, năng suất lao động được nâng cao, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào trong lĩnh vực quản lý, sản xuất; nhiều sáng kiến cải tiến, đề tài khoa học đã được thực hiện đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, trình độ của đội ngũ lao động được nâng cao rõ rệt.

5.1 Công tác quản lý vận hành báo hiệu hàng hải, khảo sát ra thông báo hàng hải và nạo vét duy tu luồng hàng hải:

Đây là nhiệm vụ chính và quan trọng của BĐATHHVN đối với việc phát triển kinh tế biển. Nếu nhiệm vụ này không thực hiện tốt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến vận tải đường biển và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế xã hội của các địa phương nói riêng và quốc gia nói chung; và đây cũng là những công việc thường xuyên phải hứng chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu bất thường.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ này, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực của mình như: con người, phương tiện máy móc thiết bị, nguồn vốn - để luôn cung cấp tín hiệu hỗ trợ hàng hải tốt nhất, thông tin an toàn hàng hải nhanh và chính xác nhất, độ sâu hành hải trên các tuyến luồng đảm bảo yêu cầu. Mặc dù thời tiết ở khu vực miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất khắc nghiệt, gây hư hỏng nặng cho hệ thống báo hiệu hàng hải nhưng Bảo đảm ATHH Việt Nam đã chủ động khắc phục kịp thời để đảm bảo cho tuyến luồng vào các cảng biển luôn thông suốt.

Thực tế trong thời gian dài, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã không để xảy ra một tai nạn hàng hải nào do lỗi của hệ thống báo hiệu hàng hải hay thông báo hàng hải gây ra, góp phần tích cực làm tăng trưởng lượng hàng hóa thông qua các cảng biển Việt Nam. Điều này đã minh chứng bằng những con số cụ thể sau:

- Cảng Hải Phòng năm 1997 lượng hàng hoá thông qua đạt 4,9 triệu tấn nhưng năm 2003 đã đạt được 114 triệu tấn.

- Lượng hàng hoá thông qua các biển Việt Nam năm 1995 đạt 44,4 triệu tấn nhưng năm 2003 đạt được 114 triệu tấn.

5.2. Đầu tư xây dựng mới cơ sở hạ tầng bảo đảm hàng hải.

Giai đoạn này là giai đoạn đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo đảm hàng hải. Nhiều đèn biển, tuyến luồng đã được cải tạo, nâng cấp và thiết lập mới trong điều kiện khó khăn, gian khổ nơi đầu sóng ngọn gió, luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện khí tượng thủy văn biển. Các công trình do Bảo đảm ATHH Việt Nam đầu tư, xây dựng đều đạt chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ và an toàn lao động; nhiều công trình được tặng thưởng Huy chương vàng chất lượng như công trình đèn biển Bạch Long Vĩ.

Chỉ tính riêng về số lượng đèn biển được đầu tư xây mới và những tuyến luồng mới được phát triển đã thấy được sự phát triển nhanh chóng của hệ thống đèn biển Việt Nam và hệ thống báo hiệu hàng hải dẫn luồng trong 10 năm qua.

Về đèn biển: Năm 1994: có 52 đèn biển; năm 2004: có 76 đèn biển.

Về luồng tàu biển: Năm 1994: có 20 tuyến luồng và hệ thống báo hiệu dẫn luồng vào cảng biển; năm 2004: có 32 tuyến luồng và hệ thống báo hiệu dẫn luồng vào cảng biển.

Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng bảo đảm an toàn hàng hải đã giúp cho tàu thuyền hoạt động trên các tuyến luồng và vùng biển Việt Nam được hỗ trợ hành hải tốt hơn, an toàn hơn.

5.3. Sáng kiến cải tiến và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, quản lý:

Nhằm cải thiện không ngừng chất lượng dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, hòa nhập với hoạt động BĐHH của các quốc gia trong khu vực và từng bước tiến lên ngang bằng các nước tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực BĐHH, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã liên tục cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý như: Đầu tư hàng chục tỷ đồng mỗi năm để mua sắm trang bị máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào lĩnh vực công tác bảo đảm hàng hải như: Lắp đạt sử dụng triệt để nguồn năng lượng thiên nhiên (mặt trời, gió…) vào vận hành đèn biển, báo hiệu dẫn luồng, làm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm sức lao động nặng nhọc cho người lao động. Hiện nay đã có 19/32 hế thống báo hiệu dẫn luồng và 61/75 đèn biển sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để phát sáng vào ban đêm;

- Đóng mới tàu thay thả phao chuyên dụng, đóng mới tàu tiếp tế-kiểm tra các đèn đảo ở khu vực Biển Đông-Trường Sa, đóng mới cần trục nổi phục vụ công tác thay thả, điều chỉnh phao và hàng chục phương tiện phục vụ công tác quản lý vận hành báo hiệu;

- Trang bị tời điện cho các tàu VS thực hiện công tác thay thả trong khi chưa có đủ nguồn vốn trang bị tàu thay thả phao chuyên dùng;

- Trang bị thêm thiết bị hiện đại phục vụ công tác khảo sát như: định vị vệ tinh vi sai DGPS, máy đo sâu 2 tần số trong nước, máy đo xa ánh sáng, máy toàn đạc điện tử, máy triều ký tự động lắp đặt cho trạm đèn AVAL - Hải Phòng, phần mềm xử lý số liệu khảo sát - nhằm giảm sức lao động thủ công nặng nhọc, mà số liệu đo đạc đạt độ chính xác cao, tự động hóa các khâu chủ yếu của quá trình khảo sát thông báo hàng hải.

- Hệ thống thông tin liên lạc được tăng cường và hoàn thiện, góp phần đắc lực cho việc quản lý điều hành có hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

- Ngoài việc đưa vào khai thác các thiết bị đèn hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến, Bảo đảm ATHH Việt Nam còn mạnh dạn nghiên cứu, chế tạo hàng loạt các thiết bị đèn biển có tính năng kỹ thuật tương đương với thiết bị nhập ngoại hiện nay như đèn VMS.RB 400, đèn –RB 220 sử dụng cho đèn biển, đèn đi ốt phát quang VMS LED 132 sử dụng cho báo hiệu dẫn luồng, là các thiết bị báo hiệu hàng hải tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, máy chớp đồng bộ sử dụng cho các phao báo hiệu đã tiết kiện hàng trăm ngàn đô la cho Nhà nước mỗi năm do không phải nhập khẩu.

Thực hiện chương trình nghiên cứu các Đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Bộ như:

- Xây dựng tiêu chuẩn ngành phân cấp luồng tầu biển Việt Nam;

- Cơ sở khoa học cho việc phát triển hệ thống đèn biển Việt Nam đến năm 2010;

- Nghiên cứu thành công Đề tài xác định độ đậm đặc của lớp bùn loãng có khả năng hành hải trên luồng Hải Phòng tiết kiện cho nhà nước hàng tỷ đồng nạo vét duy tu hàng năm.

- Xây dựng tiêu chuẩn báo hiệu dẫn luồng hàng hải vào các cảng biển Việt Nam.

- Đang tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học sử dụng triệt để nguồn năng lượng thiên nhiên vào quản lý, vận hành báo hiệu hàng hải.

Áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin và khoa học quản lý vào công tác quản lý của Doanh nghiệp như:

Xây dựng và đang tiến hành áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào công tác quản lý sản xuất. Hệ thống quản lý chất lượng đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam chứng nhận đáp ứng được yêu cầu của Tiêu chuẩn;

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý báo hiệu hàng hải phục vụ công tác quản lý, điều hành của Doanh nghiệp.

5.4. Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho người lao động:

Bảo đảm ATHH Việt Nam luôn quan tâm chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV. Trong năm 1995-2004, Bảo đảm ATHH Việt Nam đã tổ chức bổ túc, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho 1.392 lượt người; tạo điều kiện đi học đại học, chuyển cấp và cao học cho hàng chục người; hàng chục CBNV được đi tham dự các khóa đào tạo ở nước ngoài: Nhật Bản, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Pháp…. Trên nhiều lĩnh vực chuyên ngành khác nhau như: Bảo đảm an toàn hàng hải, khảo sát, cơ khí…

Bên cạnh đó, BĐATHHVN còn tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho 1.664 lượt CBNV quản lý. Đặc biệt, đơn vị đã thường xuyên tổ chức thi chọn thợ giỏi cho một số nghề đặc thù của mình nhằm thúc đẩy việc tự học tập, nâng cao tay nghề của người lao động.

Vì vậy, trình độ tay nghề của CBCNV BĐATHHVN đã được nâng lên rõ rệt, những sản phẩm công ích được hoàn thành với chất lượng tốt hơn, đáp ứng tốt hơn cho hoạt động hàng hải, không xảy ra bất cứ một sự cố tai nạn do báo hiệu hàng hải hoặc khảo sát thông báo hàng hải gây ra;

5.5. Chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước:

Bảo đảm ATHH Việt Nam thực hiện tốt mọi chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, người có công.

- BĐATHHVN đã nhận chăm sóc 3 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thực hiện tốt chế độ đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ; trợ cấp học phí cho con thương binh-là CBCNV BĐATHHVN - học nghề hoặc đào tạo ở các Trường chuyên nghiệp, tổ chức tết thiếu nhi (1/6), Tết trung thu cho con em CBCNV và phát tặng quà cho các cháu có thành tích học tập cao.

- Vận động CBCNV đóng góp xây dựng quỹ “Ban liên lạc hưu trí” để trợ cấp, thăm hỏi những hội viên khi gặp khó khăn, ốm đau và tổ chức mừng thọ cho các cụ trong Câu lạc bộ; đóng góp kinh phí xây dựng hơn 10 căn nhà tình nghĩa tặng các gia đình chính sách; tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, bão lụt; ủng hộ các quỹ Bảo trợ trẻ em, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ ngày vì người nghèo và các đợt phát động do các tổ chức đoàn thể phát động.

- Hàng năm tổ chức đi tham quan, du lịch cho CBCNV đạt thành tích trong lao động sản xuất hoặc đã có thời gian dài đóng góp cho Doanh nghiệp;

Nhìn chung, công tác xã hội phúc lợi tập thể của doanh nghiệp đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách và thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với đời sống tinh thần, vật chất của CBCNV; trân trọng, ghi nhận đóng góp của những người đã có thời gian làm việc, công tác tại BĐATHHVN và chính sự tôn trọng đó đã có tác dụng động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của chính những CBCNV đang công tác tại Bảo đảm ATHH Việt Nam.

Hàng năm, Doanh nghiệp tổ chức phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước và các ngày lễ lớn trong năm với mục tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả cao có tổng kết đánh giá định kỳ. Bên cạnh việc phát động phong trào thi đua, BĐATHHVN còn thường xuyên theo dõi, khen thưởng đột xuất cho các đơn vị có thành tích trong sản xuất để kịp thời động viên người lao động….

Công tác xây dựng Đảng, phát triển Đảng được thực hiện tốt, mỗi cán bộ đảng viên thực sự là những nhân tố tích cực trong việc thực hiện và vận động quần chúng thực hiện hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp, xây dựng mối đoàn kết trong Đảng và trong nội bộ doanh nghiệp tốt. Liên tục trong những năm qua Đảng bộ được công nhận là Đảng bộ vững mạnh xuất sắc.

Doanh nghiệp luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để Công đoàn và Đoàn thanh niên phát huy hết khả năng và vai trò của mình. Công đoàn và Đoàn thanh niên đã phối hợp tốt với nhau để tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao để chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và của doanh nghiệp.

6. Thời kỳ từ năm 2005 - 2010:

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển của Nhà nước thời kỳ 2005 – 2010, Bộ Giao thông vận tải nói chung, ngành hàng hải nói riêng có những chuyển biến tích cực trong mọi lĩnh vực: Như xây dựng hoàn chỉnh các quy định pháp luật về hàng hải, cải cách thủ tục hành chính, quy hoạch vận tải biển, quy hoạch hệ thống cảng biển…., triển khai thực hiện chiến lược cảng biển VN đến năm 2020 với quyết tâm xây dựng ngành hàng hải Việt Nam phát triển nhanh, toàn diện, bền vững nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, nhanh chóng hội nhập với ngành hàng hải trong khu vực và trên thế giới.

6.1. Các thành tích đạt được:

6.1.1. Công tác sản xuất kinh doanh chính:

- Liên tục thực hiện hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất trong năm đã được CHHVN giao.

- Quản lý, vận hành 42 đèn biển đảm bảo 100% thời gian hoạt động đạt chất lượng cao.

- Đảm bảo liên tục 398 báo hiệu nổi dẫn luồng và 69 tiêu trên 21 tuyến luồng tàu biển quốc gia có thời hạn hoạt động đạt chất lượng yêu cầu không để xẩy ra bất cứ sự cố nào do báo hiệu gây ra.

- Thực hiện khảo sát đo đạc 21 tuyến luồng hàng hải với kết quả trung thực, chính xác, cung cấp kịp thời thông tin cho người đi biển, không để xẩy ra bất cứ sưk cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải do lỗi từ khảo và thông báo hàng hải sát gây ra.

- Quản lý, nạo vét duy tu thường xuyên các tuyến luồng tàu đạt kết quả tốt, đảm bảo độ sâu đạt yêu cầu, góp phần tích cực cho các tàu ra vào cảng biển Việt Nam an toàn.

- Đóng mới hơn 100 phao báo hiệu các loại theo thiết kế và công nghệ của Nhật Bản, 01 tàu quản lý luồng loại 50 tấn, sửa chữa 1.724 quả phao, bảo dưỡng 4.445 lượt báo hiệu, sửa chữa thường xuyên 60 công trình, sửa chữa 252 lượt phương tiện thuỷ bộ ở các cấp theo quy định của cơ quan Đăng kiểm, sửa chữa 284 lượt tổ máy phát điện tại các trạm đèn biển.

- Thông tin liên lạc là yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho công tác thông báo hàng hải, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa các Trạm đèn, trạm luồng, phương tiện thuỷ với Lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ, góp phần sử lý kịp thời các sự cố hàng hải trên các luồng tàu biển.

- Trạm thông tin luôn cập nhật thông tin chính xác về tình hình diễn biến của các cơn bão để thông báo cho các trạm luồng, đèn, phương tiện thuỷ có phương án phòng chống sớm nhất góp phần giảm thiệt hại do lũ bão gây ra.

- CBCNV trong Công ty có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong công tác quản lý mọi mặt sản xuất. Áp dụng có hiệu quả hệi thống quả lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, giám sát chất lượng chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy trình từ các phòng nghiệp vụ tới các Xí nghiệp thành viên tạo nề nếp làm việc khoa học, cường độ hiệu quả quản lý.

6.1.2. Công tác đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ và nghiên cứu khoa học:

- Tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới vào lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải; Tiếp nhận quản lý tốt dự án nâng cấp hệ thống đèn biển Việt Nam bằng nguồn vốn ODA Tây Ban Nha đem lại hiệu quả sử dụng cao.

- Sản xuất thành công Bình đồ luồng hàng hải điện tử ENC để phục vụ đắc lực cho cơ quan quản lý và người đi biển (đã thực hiện xong trên luồng Hải Phòng, luồng Đà Nẵng, luồng Hòn Gai - Cái Lân) và đang tiếp triển khai mở rộng trên tất cả các tuyến luồng do Công ty quản lý.

- Hệ thống phao BHHH được quy hoạch phù hợp và chuẩn hoá thiết kế đóng mới theo công nghệ của Nhật Bản.

- Thử nghiêm thành công và đưa vào sử dụng hệ thống nhận dạng tự động AIS trên các tuyến luồng do Đơn vị quản lý, chuẩn bị các điều kiện để thiết lập hệ thống nhận dạng tự động AIS đang thực hiện đầu tư cho các tuyến luồng theo thứ tự ưu tiên phù hợp với việc bố trí nguồn vốn hiện đã triển khai lắp cho luồng Hải Phòng, Đà Nẵng, Hòn Gai – Cái Lân, từng bước thay thế và lắp đặt đèn Led cho các báo hiệu hàng hải.

- Nghiên cứu chế tạo thành công đèn biển MSC I LED 132 và các thiết bị hải đăng khác, tiết kiệm hàng trăm ngàn USD do không phải nhập khẩu. Sản phẩm đèn biển MSC I LED 132 do Công ty nghiên cứu chế tạo đã được Bộ GTVT trao tặng giải nhất tại hội thi sáng tạo KHKT Bộ GTVT năm 2007 và đạt giải ba hội thi sáng tạo KHKT toàn quốc – VIFOTEC lần thứ 9.

- Xây dựng và vận hành trang tin điện tử phục vụ cung cấp thông tin trực tuyến về an toàn hàng hải và quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp.

- Xây dựng và đưa vào sử hệ CSDL quản lý báo hiệu hàng hải.

- Đầu tư trang bị máy đo sâu hồi âm đa chùm tia, máy định vị vệ tinh 2 tấn số, máy hồi âm đơn tần, phần mềm đo đạc phục vụ cho công tác khảo sát ra thông báo hàng hải. Các công trình sản phẩm do VMSN đầu tư, xây dựng đều đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng.

- Hệ thống thông tin liên lạc được tăng cường và hoàn thiện, liên tục đổi mới, góp phần đắc lực cho việc quản lý, điều hành có hiệu quả trong toàn doanh nghiệp.

- Tiếp tục bổ sung nội dung, đổi mới hình thức trình bày và cập nhật các thông tin về thông báo hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải mà VMSN đang quản lý đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác trên trang Web của Công ty (WWW.VMS-north.com.vn) phục vụ cho người đi biển.

6.1.3. Đầu tư trang bị, xây dựng cơ sở hạ tầng bảo đảm hàng hải:

Giai đoạn năm 2005 ¸ 2010 là giai đoạn Công ty tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng bảo đảm hàng hải, trang thiết bị và phương tiện phục vụ cho nhiệm vụ BĐATHH của Nhà nước giao. Nhiều đèn biển, tuyến luồng đã được cải tạo, nâng cấp và thiết lập mới trong điều kiện khó khăn, gian khổ nơi đầu sóng ngọn gió, điều kiện luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện khí tượng thuỷ văn biển. Các công trình do Công ty đầu tư, xây dựng đều đặt chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ và an toàn lao động;

Về công trình xây dựng:

* Xây dựng mới đèn biển: Hạ Mai (2005) - Tỉnh Quảng Ninh, Côn Cỏ - Tỉnh Quảng Trị (2007), Sơn Chà - Tỉnh Thừa Thiên Huế (2008).

* Cải tạo nâng cấp đèn biển: Chân Mây - Tỉnh Thừa Thiên Huế (2007), Tiên Sa – Đà Nẵng, Biển Sơn – Thanh Hoá, Quất Lâm – Nam Định (2009).

* Cải tạo cơ sở sản xuất 22B Ngô Quyền (2005), Trạm đèn Cửa Hội (2006).

* Xây dựng mới trụ sở VMSN khởi công cuối năm 2007 hiện đang thi công dự kiến đến năm 2011, hoàn thành đưa vào sử dụng.

* Đèn biển Cửa Tùng xây dựng năm 2010 hoàn thành đưa vào sử dụng.

* Năm 2010 đầu tư xây dựng trạm QLL Bến Gót, Ninh Tiếp, Dung Quất cải tạo nâng cấp đèn Cửa Đại, Lạch Giang; Cải tạo nâng cấp cơ sở sản xuất Đình Vũ, cầu tầu Hải Đăng. Trụ sở điều hành sản xuất của Xí nghiệp BĐATHH Trung Bộ.

Về các luồng tầu:

* Thiết lập và tiếp nhận mới luồng tàu biển: Lạch Huyện (2006); Dung Quất (2007); Hòn La (2009);

* Cải tạo nâng cấp luồng: Hòn Gai Cái Lân (2008);

* Xây dựng mới và cải tạo nâng cấp trạm quản lý luồng: Đà Nẵng, Vũng Áng, Nghi Sơn, Bạch Đằng, Vạn Gia;

* Hệ thống báo hiệu hàng hải đã được nâng cấp lắp đặt thiết bị đèn LED tích hợp với pin năng lượng mặt trời, vẫn đảm bảo được tầm hiệu lực và gon nhẹ, giảm năng nhọc cho công nhân trong quá trình thay thế sửa chữa.

* Chế tạo thành công và đưa vào vận hành hệ thống chớp đồng bộ cho các chập tiêu trên luồng Hải Phòng.

6.1.4. Đào tạo nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho người lao động:

Tiến bộ của khoa học kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải luôn nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu ngày một cao của công việc.

VMSN luôn quan tâm chú trọng tới công tác đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho CBCNV. Từ năm 2005 - 2010 Công ty đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, học tập trong và ngoài nước, hàng năm thường xuyên tổ chức cho công nhân ôn thi nâng bậc đạt được kết quả kiểm tra nâng bậc đạt yêu cầu, tổ chức nâng lương cho khối giám tiếp đảm bảo đúng tiêu chuẩn và thời gian theo quy định, tổ chức cho các cán bộ là chuyên viên đi học tập và thi chuyển ngạch chuyên viên chính đạt 94% (16/17 người), tạo điều kiện và kinh phí cho cán bộ khối quản lý của Công ty và đơn vị tham gia nhiều khoá học bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, nghiệp vụ đấu thầu, giám sát thi công công trình, nghiệp vụ thương thảo và ký kết hợp đồng. Cử cán bộ tham gia khóa học về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, học tập nâng cao lý luận chính trị cho đội ngũ Đảng viên mới, tạo điều kiện cho các đảng viên đủ tiêu chuẩn đi học trung và cao cấp chính trị. Cử cán bộ nhân viên đi học đại học, chuyển cấp cao học; nhiều cán bộ công nhân được cử đi học tập tại nước ngoài như: Nhật Bản, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Singapore,

Biên soạn giáo trình đào tạo chuẩn tắc theo Hiệp hội hải đăng quốc tế IALA và thường xuyên tổ chức đào tạo và đào tạo lại nâng cao tay nghề cho công nhân quản đăng, quản đăng trưởng. Tổ chức nhiều cuộc thi chọn thợ giỏi cho một số ngành nghề, từ đó chọn ra được nhiều thợ lành nghề và khuyến khích việc học tập của người lao động.

Từ những việc làm trên dẫn đến trình độ tay nghề của cán bộ công nhân của Công ty được nâng lên rõ rệt với con số cụ thể như sau: 100% lao động trực tiếp đều được qua đào tạo đúng ngành nghề; Công nhân quản lý, vận hành đèn biển và luồng tàu:

6.1.5- Về công tác quan hệ quốc tế:

Công ty chủ động duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế (về nhiều mặt nhằm phát triển công tác Bảo đảm ATHH của Việt Nam) với các tổ chức và quốc gia trên thế giáo với kết quả hợp tác là:

+ Tham gia Hiệp hội BHHH và hải đăng quốc tế (IALA) từ năm 1990:

- Tham gia đều đặn các phiên họp thường kỳ (tổ chức 4 năm/lần).

- Đã nhận được nhiều trợ giúp, tư vấn của IALA về kỹ thuật cũng như quản lý trong lĩnh vực BHHH.

+ Với Cơ quan thủy đạc Anh (UKHO):

- Hợp tác rất chặt chẽ với UKHO trong lĩnh vực thủy đạc.

- Trao đổi thông tin an toàn hàng hải.

- Tham gia các khóa học nâng cao kiến thức thủy đạc do UKHO tổ chức ở nước ngoài cũng như trong nước.

- Đã nhận được nhiều trợ giúp của UKHO trong việc xuất bản bình đồ luồng hàng hải điện tử.

+ Với Tổ chức thủy đạc quốc tế:

- Đã tham dự một số Hội nghị thủy đạc thường kỳ do IHO tổ chức tại Monaco qua đó cập nhật các thông tin và công nghệ trong lĩnh vực thủy đạc.

+ Với Tổ chức thủy đạc Đông Á (EAHC):

- Hợp tác rất chặt chẽ với EAHC trong lĩnh vực thủy đạc.

- Trao đổi thông tin an toàn hàng hải.

Tham gia khóa học nâng cao kiến thức thủy đạc do EAHC tổ chức tại nước ngoài.

- Đã nhận được nhiều trợ giúp của EAHC trong việc xuất bản Bình đồ luồng hàng hải điện tử.

+ Hoạt động khác:

- Thường xuyên gặp gỡ và làm việc với các cơ quan BĐATHH của các quốc gia khác: Nhật Bản, Hàn Quốc, Canađa, Trung Quốc, Singapore… để trao đổi thông tin và phối hợp, hợp tác trong lĩnh vực quản lý BHHH.

- Tham gia Diễn đàn các lãnh đạo cơ quan BĐATHH khu vực Châu Á Thái Bình Dương qua đó học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quản lý tổ chức cũng như kỹ thuật trong lĩnh vực BĐATHH.

- Quan hệ với một số nhà cung cấp thiết bị BHHH để cập nhật và có các kế hoạch sản xuất và sử dụng thiết bị công nghệ mới cho BHHH.

+ Dự kiến hợp tác phát triển phát triển trong thời gian tới:

- Tham gia các cuộc họp của Ủy ban kỹ thuật IALA.

- Hợp tác với UKHO trong công tác thương mại hóa Bình đồ luồng hàng hải điện tử.

- Trở thành thành viên chính thức của IHO.

- Trở thành thành viên của EAHC. Tổ chức hội nghị EAHC tại Việt Nam.

- Tổ chức Diễn đàn các lãnh đạo cơ quan BĐATHH khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Việt Nam vµo n¨m 2012.

- Hợp tác với các cơ quan BĐATHH của các quốc gia khác tổ chức các khóa đào tạo về quản lý BHHH.

- Phối hợp với một số nhà cung cấp thiết bị BHHH tổ chức các khóa đào tạo về sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị BHHH.

- Tranh thủ các ý kiến tư vấn, trợ giúp của IHO, EAHC và các Cơ quan BĐATHH khác trong lĩnh vực khảo sát thủy đạc sử dụng thiết bị đo sâu đa chùm tia và hệ thống nhận dạng tự động sử dụng cho BHHH (AIS) để sớm triển khai đầu tư thiết bị, theo kịp với sự phát triển chung của thế giới.

6.1.6- Thực hiện chính sách xã hội:

- Thực hiện tốt mọi chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, người có công với nước, Ngành và với Công ty.

Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với gia đình thương binh, liệt sĩ, có chính sách ưu đãi đối với thương binh đang tham gia công tác tại Công ty, đã trợ cấp học phí cho con thương binh là CBCNV của Công ty. Quan tâm đối với các cháu thiếu nhi là con em CBCNV, tổ chức tham quan du lịch, tặng quà cho các cháu có thành tích học tập cao và ngày quốc tế thiếu nhi (01 tháng 6).

Kết hợp với Công đoàn Công ty vận động CBCNV làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, đóng góp kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa, tặng cho gia đình chính sách, thực hiện tốt khẩu hiệu lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân đã tham gia đóng góp ủng hộ đồng bào các vùng bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ các quỹ “ Bảo trợ trẻ em”, “ Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “ Quỹ vì người nghèo” và các đợt phát động do các tổ chức đoàn thể phát động.

Tổ chức động viên các phong trào thi đua lao động sản xuất chào mừng các sự kiện trọng đại của đất nước và các ngày lễ lớn trong năm với mục tiêu năng xuất, chất lượng, hiệu quả cao có tổng kết đánh giá định kỳ. Bên cạnh đó Công ty còn thường xuyên theo dõi, khen thưởng kịp thời động viên những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.

Hằng năm, Công ty tổ chức tổ chức đi tham quan, du lịch cho CBCNV có thành tích trong lao động sản xuất. Quan tâm cải thiện môi trường làm việc của người lao động, đảm bảo và không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể CBCNV trong toàn Doanh nghiệp.

Đảng bộ Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải thực sự đã giữ vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động của Doanh nghiệp thông qua các Nghị quyết của Đảng bộ. Đảng bộ luôn đề ra các Nghị quyết bám sát nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của Doanh nghiệp vì vậy đã chỉ đạo Doanh nghiệp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị.

Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Công ty đã phát huy tốt khả năng, vai trò của mình. Công đoàn, Đoàn thanh niên đã phối hợp tốt với nhau tổ chức các hoạt động văn nghệ, văn hoá thể thao. Phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.

6.1.7- Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước, vận động cán bộ công nhân viên thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đề ra. Công ty luôn triển khai và chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động của Doanh nghiệp. Thường xuyên sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh do Doanh nghiệp ban hành cho phù hợp với qui định của pháp luật và thực tế sản xuất, từ đó tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.

Trong thời gian qua, Công ty thực hiện tốt các văn bản pháp quy như: Quy chế quản lý, đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu và hàng loạt các văn bản khác pháp quy khác liên quan đến lĩnh vực tài chính - kế toán, kinh tế – kế hoạch, lao động – tiền lương. Trong xây dựng cơ bản, trang bị máy móc thiết bị, Công ty thực hiện tốt công tác quản lý không có hiện tượng tham ô lãng phí tiền của Nhà nước và của Doanh nghiệp. Bảo toàn và phát huy có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước, của Doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Làm tốt công tác kê khai tài sản của các đối tượng theo quy định hiện hành. Thực hiện tốt chính sách cán bộ và luân chuyển cán bộ


Thông tin liên hệ

Số 01 Lô 11A Đường Lê Hồng Phong - Phường Đằng Hải - Quận Hải An - Hải Phòng

Điện thoại: +84-0225.3550 517

Fax: +84-0225.3550 797

Email: vms-north@vms-north.vn


Liên kết website