thiết bị thí nghiệm, bể rửa siêu âm, tủ sấy, tủ ấm, bể ổn nhiệt, máy ly tâm, lò nung, máy đục gỗ, máy cắt khắc cnc, máy đục tượng

  •    Phòng nghiệp vụ

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ


Trưởng Ban: ông Nguyễn Ngọc Quang

Phó Trưởng Ban: ông Nguyễn Thành Ngọc

Điện thoại: 0225.3551817

3. Phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của Ban Kiểm toán nội bộ:

3.1. Kiểm toán nội bộ bao gồm hoạt động đưa ra ý kiến và tư vấn độc lập, khách quan được thiết kế nhằm tạo thêm giá trị và hoàn thiện các hoạt động của Tổng công ty. Kiểm toán nội bộ giúp cho Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc đạt được các mục tiêu của mình bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận có nguyên tắc và mang tính hệ thống nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, quy trình kiểm soát và quản trị.

3.2. Phạm vi kiểm toán nội bộ không giới hạn ở việc kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng hiệu suất trong việc thực thi trách nhiệm được giao và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện để đạt được mục tiêu và mục đích của doanh nghiệp.

3.3. Thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi kiểm toán nội bộ bao gồm:

a) Đưa ra đảm bảo thông qua việc kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ và hiệu quả của quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ nhằm giúp Tổng công ty đạt được các mục tiêu chiến lược, hoạt động, tuân thủ và tài chính:

- Theo dõi và đánh giá các quy trình quản trị.

- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro của doanh nghiệp.

- Đánh giá rủi ro liên quan đến việc đạt được các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

- Đánh giá các hệ thống được thiết lập để đảm bảo tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp, chế độ tài chính, kế toán và quy định có thể có tác động đáng kể đến doanh nghiệp.

- Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt. Đánh giá các phương tiện bảo vệ tài sản và xác minh sự hiện hữu của các tài sản đó khi cần.

- Báo cáo các rủi ro đáng kể và các vấn đề kiểm soát bao gồm rủi ro gian lận, vấn đề quản trị và các vấn đề khác cần thiết hoặc theo yêu cầu của Tổng Giám đốc và Hội đồng thành viên.

b) Đưa ra các phân tích chuyên sâu và các kiến nghị dựa trên đánh giá dữ liệu và các quy trình của doanh nghiệp:

- Đánh giá độ tin cậy và tính toàn vẹn của hệ thống thông tin quản lý và các phương tiện được sử dụng để xác định, đo lường, phân loại và báo cáo thông tin đó.

- Phân tích các hoạt động hoặc chương trình để xác định kết quả có phù hợp với mục tiêu và mục đích đã thiết lập không.

- Đánh giá các hoạt động hoặc chương trình có được thực hiện theo kế hoạch không.

- Đánh giá hiệu quả và hiệu suất sử dụng các nguồn lực.

 c) Đưa ra các tư vấn, kiến nghị một cách độc lập khách quan: Thực hiện các hoạt động tư vấn liên quan đên quy trình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát  nội bộ phù hợp với Tổng công ty.

d) Thực hiện kiểm toán trước: được thực hiện trước khi diễn ra việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán, nhằm đánh giá độ tin cậy của các thông tin, tài liệu, tính kinh tế, tính khả thi và hiệu quả của dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động; giúp các cấp quản lý có được những thông tin tin cậy để đưa ra các quyết định.

e) Thực hiện kiểm toán đồng thời: được thực hiện trong khi việc thực hiện các dự án, chương trình kế hoạch hoạt động của bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán đang diễn ra, nhằm đánh giá tiến độ, chất lượng quá trình thực hiện hoạt động; phát hiện và kiến nghị kịp thời các biện pháp sửa chữa những sai lệch, thiếu sót, yếu kém trong quá trình thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của dự án, kế hoạch của bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán.

f) Thực hiện kiểm toán sau: được thực hiện sau khi việc thực hiện dự án, chương trình, kế hoạch hoạt động của bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán đã hoàn thành, nhằm thực hiện các nội dung, mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đối với hoạt động của bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán.

g) Tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn, kiểm soát sử dụng dịch vụ kiểm toán độc lập bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

h) Báo cáo định kỳ về mục đích, quyền hạn, trách nhiệm và hiệu suất của Ban kiểm toán nội bộ liên quan đến kế hoạch của Ban.

i) Kiểm tra và đánh giá các hoạt động cụ thể theo yêu cầu của Tổng Giám đốc và Hội đồng thành viên. k) Tùy thuộc vào đối tượng kiểm toán, khi lập kế hoạch kiểm toán nội bộ có thể kết hợp cả kiểm toán trước, kiểm toán đồng thời và kiểm toán sau.

3.4. Thực hiện nhiệm vụ không thuộc phạm vi kiểm toán nội bộ:

3.4.1 Giúp việc cho Hội đồng thành viên: Đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc (gồm khối văn phòng Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc)

a) Kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các biện pháp thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm của Tổng công ty;

b) Kiểm soát các Phòng nghiệp vụ, Đơn vị trực thuộc Tổng công ty trong việc tuân thủ pháp luật, điều lệ, các quy chế, quy định quản lý nội bộ của Tổng công ty, Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên;

c) Kiểm soát việc ký kết và thực hiện các hợp đồng của Tổng công ty với các tổ chức, cá nhân theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng thành viên cho Tổng Giám đốc;

d) Kiểm soát việc thủ trình tự, thủ tục về lĩnh vực kế hoạch, đầu tư đối với các dự án do Hội đồng thành viên là cấp quyết định đầu tư;

đ) Kiểm soát việc thực hiện phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của Tổng công ty; việc xử lý các khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty;

e) Kiểm soát việc thực hiện các phương án huy động vốn của Tổng công ty; việc quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Tổng công ty; việc đầu tư ra ngoài của Tổng công ty;

g) Kiểm soát quản lý nợ trong Tổng công ty;

h) Kiểm tra công tác quản lý tài sản, việc chấp hành chế độ quy định trong việc mua sắm xây dựng trang bị tài sản, trích khấu hao, thanh lý nhượng bán tài sản;

i) Kiểm soát việc tuân thủ pháp luật và Điều lệ Tổ chức, hoạt động của Tổng công ty cũng như tình hình triển khai các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng thành viên và chỉ đạo của cấp trên; đề xuất giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của Tổng công ty.

k) Kiểm tra các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty theo yêu cầu của Hội đồng thành viên;

l) Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động của Tổng công ty;

m) Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến công tác giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Chủ trì lập báo cáo kết quả công tác giám sát tài chính nội bộ theo quy định;

n) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công bố thông tin, công khai thông tin tài chính của Tổng công ty; kiểm tra, giám sát việc cập nhật thông tin trên hệ thống t-Public của Bộ Giao thông vận tải tại Tổng công ty;

o) Chuẩn bị hồ sơ và tham dự các cuộc họp của Hội đồng thành viên khi được yêu cầu; p) Giám sát việc thực hiện kết luận xử lý của Hội đồng thành viên;

g) Tổ chức lưu trữ an toàn, bảo mật các báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan theo quy định hiện hành.

r) Giúp việc cho Hội đồng thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và của Tổng công ty.

Đối với công ty con:

a) Ban Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, giám.sát các nội dung:

- Đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiên.

- Thực hiện quyền, trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm toán viên, người đại diện phần vốn nhà nước.

- Việc chấp hành chính sách, pháp luật của doanh nghiệp.

- Thực hiện kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan đại diện chủ sở hữu về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

- Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, các biện pháp thực hiện kế hoạch dài hạn, trung hạn, hàng năm.

- Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động.

b) Căn cứ kết quả kiểm tra, xác nhận và đánh giá, Ban Kiểm toán nội bộ thực hiện cảnh báo, xử lý kịp thời vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm tra, đánh giá.

c) Kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, kịp thời kiến nghị, cảnh báo của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thanh tra, kiểm toán, của Tổng công ty.

d) Xác nhận và đánh giá báo cáo thẩm tra của Kiểm soát viên do Tổng công ty bổ nhiệm tại công ty con, người đại diện phần vốn của Tổng công ty.

3.5. Thực hiện các nhiệm vụ khác:

a) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hội đồng thành viên giao.

b) Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng thành viên khi được yêu cầu.



Liên kết website